Kinh Nghiệm Mở Quán Cháo Lòng

Cháo lòng tuy là món ăn dân dã nhưng lại rất “được lòng” các tín đồ ẩm thực. Mở quán kinh doanh cháo lòng có thể thu lại khoản lợi nhuận hấp dẫn. Nếu bạn đang ấp ủ một kế hoạch kinh doanh, đừng bỏ qua những kinh nghiệm hữu ích khi mở quán cháo lòng của Nghề Bếp Á Âu nhé!

kinh doanh cháo lòng

Hình thức mở quán kinh doanh cháo lòng đang là lựa chọn của nhiều người
(Ảnh: Internet)

Tiềm năng của việc kinh doanh quán cháo lòng

Bên cạnh những lựa chọn bánh mì, phở, bánh cuốn… thì cháo lòng cũng là món ăn sáng rất được yêu thích. Cháo lòng có hương vị dễ ăn, gần gũi, phù hợp khẩu vị của nhiều người. Một phần cháo lòng đầy đủ có giá dao động từ 25.000 – 45.000 đồng. Giả sử bạn bán một tô cháo giá 25.000 đồng, lợi nhuận khoảng 30%/ phần, ước lượng một ngày bán được 120 – 150 tô, trung bình mỗi tháng bạn sẽ thu lại được khoảng 25 triệu đồng sau khi đã trừ vốn và các chi phí phát sinh.

Để mở quán cháo lòng cần chuẩn bị những gì?

Số vốn đầu tư

Tùy vào hình thức kinh doanh mà bạn cần chuẩn bị số vốn đầu tư tương ứng. Nếu bạn bán cháo lòng theo mô hình xe đẩy vỉa hè, số vốn có thể rơi vào khoảng 20 – 40 triệu đồng. Còn nếu bạn chọn kinh doanh quán bình dân với quy mô 10 – 15 chỗ ngồi, số vốn có thể dao động trong khoảng 35 – 50 triệu đồng. Với quán ăn có sức chứa từ 30 chỗ ngồi trở lên, số vốn cần chuẩn bị có thể lên đến 70 – 100 triệu đồng.

Hiện nay, hình thức kinh doanh quán cháo lòng bình dân hoặc xe đẩy khá phổ biến, những quán được đầu tư khang trang, rộng rãi lại chưa xuất hiện nhiều. Nếu bạn có một số vốn khá thì nên mạnh dạn đầu tư cho quán cháo lòng để tạo điểm nhấn và thu hút nhiều thực khách hơn.

Mặt bằng kinh doanh

Cháo lòng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là người thích ăn những món cháo. Do đó, bạn có thể cân nhắc thuê mặt bằng tại những khu vực gần trường học, bệnh viện, các khu dân cư đông đúc… Tại các thành phố lớn, chi phí thuê mặt bằng ở các khu vực đông dân cư thường dao động trong khoảng 7 – 10 triệu đồng/ tháng với diện tích 30 – 50m2.

thực khách đến ăn cháo lòng

Kinh doanh quán cháo lòng có nhiều lựa chọn về địa điểm thuê mặt bằng
(Ảnh: Internet)

Trang thiết bị, dụng cụ

Trang thiết bị phục vụ cho việc nấu nướng nên được liệt kê càng cụ thể càng tốt: nồi nấu cháo, chảo, bát, đũa, tủ lạnh bảo quản thực phẩm, bàn, ghế tương ứng với quy mô quán. Bạn có thể lựa chọn mua bếp than để ninh cháo hoặc trang bị nồi điện để tiện cho việc nấu cháo hơn. Các khoản chi ước tính khoảng 8 – 10 triệu đồng cho dụng cụ nấu ăn, 5 – 10 triệu đồng cho tủ lạnh, 5 – 20 triệu cho bộ bàn ghế tùy theo theo chất liệu, 8 triệu cho bếp và những khoản phí khác.

Nguyên vật liệu

Nấu cháo lòng khá phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn so với những món cháo khác. Vì vậy mà khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Để có được nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn nên liên hệ các chợ đầu mối hoặc lò mổ lợn để lấy được phần lòng tươi sống về chế biến. Tuy giá mua ở chợ đầu mối rẻ hơn so với thị trường nhưng bạn cũng cần phải có kinh nghiệm trong việc lựa chọn.

Cháo lòng phải được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon

Cháo lòng phải được chế biến từ nguyên liệu tươi ngon và đảm bảo vệ sinh
(Ảnh: Internet)

Dự tính, trung bình mỗi ngày quán phục vụ khoảng 30 – 50 tô cháo lòng sẽ cần chi phí 300.000 – 500.000 đồng. Như vậy, khoản phí hàng tháng để mua nguyên vật liệu sẽ rơi vào khoảng 9 triệu đồng.

Công thức nấu cháo lòng ngon

Để kinh doanh quán cháo lòng thành công chính thì chất lượng và hương vị đặc biệt của món ăn chính là yếu tố cốt lõi. Hương vị tô cháo đậm đà, nóng hổi sẽ là điểm nhấn quan trọng giúp cho quán cháo lòng của bạn luôn phát triển ổn định. Một quán cháo lòng ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ thu hút và giữ chân thực khách, cho dù quán ở xa hay thậm chí là giá cả đắt đỏ một chút.

Cháo lòng ngon phải có đủ 3 tiêu chuẩn: cháo chín mềm, bung xốp, đậm vị, dậy mùi thơm; lòng, tiết, phủ tạng không bị đắng, có vị giòn, dai sần sật, được chế biến khéo léo để hòa quyện với cháo; món ăn đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nước mắm chấm kèm cũng phải được pha chế phù hợp để tăng thêm sự hấp dẫn của món ăn.

Bên cạnh đó, bạn còn phải thành thạo các kỹ thuật xử lý nguyên liệu, kỹ thuật sơ chế và các phương pháp chế biến. Để có món cháo lòng thơm bùi, sánh mịn và hương vị đặc trưng, từ các khâu xử lý xương hầm làm nước dùng; xử lý mùi, làm sạch lòng, nội tạng; nhồi dồi… cho đến luộc lòng, dồi, phủ tạng; chiên lòng và canh thời gian nấu cháo phải được làm chuẩn theo quy trình hợp lý. Do đó mà việc nắm giữ một công thức nấu cháo lòng ngon rất quan trọng.

Học nấu cháo lòng – bí quyết để thành công

Cháo lòng có nhiều khâu chế biến phức tạp và để kinh doanh quán cháo lòng thành công cũng không hề đơn giản. Tham gia lớp học nấu cháo lòng để tiếp thu bí quyết nấu cháo ngon, tích lũy kiến thức từ các các bếp trưởng giàu kinh nghiệm sẽ là lựa chọn giúp bạn rút ngắn thời gian mày mò và nhanh chóng phát triển quán ăn thuận lợi.

bí quyết để kinh doanh thành công

Học nấu cháo lòng ngon là bí quyết để kinh doanh thành công

Nắm bắt được nhu cầu đó, Nghề Bếp Á Âu thường xuyên khai giảng các lớp học chuyên đề cháo lòng hoặc lớp yêu cầu một thầy – một trò món cháo lòng. Chỉ với 1 – 2 buổi học ngắn gọn, bạn sẽ được giảng viên hướng dẫn tận tình các kỹ năng, kiến thức cần có, tự mình hoàn thiện món cháo lòng thơm ngon để có thể tự tin kinh doanh món ăn này.

Đến với lớp học, bạn sẽ nhận được những kiến thức về:

  • Phương pháp nấu cháo ngon: Cách nấu cháo ngon rất quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng tuyệt hảo cho món ăn. Giảng viên sẽ hướng dẫn bạn cách chọn gạo loại tốt, cách nấu nước dùng làm cháo, cách để cháo có màu nâu đẹp mắt, sánh mịn, vị ngọt tự nhiên và mùi lòng thơm đặc trưng,…
  • Phương pháp chế biến lòng, dồi hấp dẫn: Bạn sẽ được chia sẻ cách chọn lòng tươi, cách sơ chế lòng sạch, khử mùi hôi cho nguyên liệu và chế biến dồi sao cho đậm đà gia vị, thơm mùi sả, vừa dai, vừa mềm,… lôi cuốn thực khách.
  • Phương pháp quản lý để quán hoạt động hiệu quả: Không chỉ có bí quyết nấu cháo lòng ngon, các giảng viên còn tư vấn cho bạn về nguồn mua nguyên liệu uy tín, tin cậy, cách cân đối chi phí, cách định lượng, định giá cho mỗi phần ăn, cách bảo quản và sử dụng nguyên liệu tiết kiệm mà vẫn thu hút thực khách,…

Mong rằng qua những chia sẻ về kinh nghiệm hữu ích khi mở quán cháo lòng, bạn có thể tự tin hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Nếu bạn muốn tìm hiểu cặn kẽ quy trình nấu cháo để mở quán, đừng chần chừ mà hãy tham gia ngay các lớp học nấu cháo lòng của Nghề Bếp Á Âu. Để lại thông tin theo form bên dưới để Nghề Bếp Á Âu hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn cho bạn nhé!


Nguồn: Kinh Nghiệm Mở Quán Cháo Lòng #nghebepaau #hocnauannghebepaau #daynauannghebepaau #hocnghenauan

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Học Nấu Các Món Dê

Kỹ Thuật Sơ Chế Nguyên Liệu